Vật liệu xây dựng có thể được hiểu là bất kỳ loại vật liệu nào được sử dụng cho mục đích xây dựng. Bao gồm những vật liệu có sẵn có từ trong tự nhiên, chẳng hạn như đất sét, đá, cát, và gỗ,… Và các vật liệu nhân tạo đã được sử dụng như xi măng, đất nung, gạch nung, thép…
1. Vật liệu xây dựng là gì?
Vật liệu xây dựng có thể được hiểu là bất kỳ loại vật liệu nào được sử dụng cho mục đích xây dựng. Bao gồm những vật liệu có sẵn có từ trong tự nhiên, chẳng hạn như đất sét, đá, cát, và gỗ,… Và các vật liệu nhân tạo đã được sử dụng như xi măng, đất nung, gạch nung, thép…
1.1 Phân loại vật liệu xây dựng
Theo bản chất vật liệu xây dựng được phân ra 3 loại chính sau đây:
- Vật liệu vô cơ: bao gồm các loại vật liệu đá thiên nhiên, các loại vật liệu nung, các chất kết dính vô cơ, bê tông, vữa và các loại vật liệu đá nhân tạo không nung khác.
- Vật liệu hữu cơ: bao gồm các loại vật liệu gỗ, tre, các loại nhựa các loại chất dẻo, sơn…
- Vật liệu kim loại: bao gồm các loại vật liệu và sản phẩm bằng gang, thép, kim loại màu và hợp kim.
1.2 Vai trò của vật liệu xây dựng trong công trình
Trong công tác xây dựng bao giờ vật liệu cũng đóng vai trò chủ yếu. Vật liệu là một trong các yếu tố quyết định chất lượng, giá thành và thời gian thi công công trình.
Thông thường, chi phí về vật liệu xây dựng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng giá thành xây dựng: 75 – 80% đối với các công trình dân dụng và công nghiệp, 70-75% đối với các công trình giao thông, 50 – 55% đối với các công trình thủy lợi.
Ngoài ra, vật liệu xây dựng quyết định chất lượng, tuổi thọ, mỹ thuật của công trình. Chất lượng của vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.
2. Các loại vật liệu xây dựng sử dụng trong công trình
Có nhiều loại vật liệu xây dựng khác nhau, sau đây là những nhóm vật liệu xây dựng thông dụng không thể thiếu trong mỗi công trình.
2.1 Nhóm vật liệu xây dựng cơ bản
Nhóm vật liệu xây dựng cơ bản được xem là phần thô – quyết định độ vững chắc và tuổi thọ của một công trình. Nhóm vật liệu này bao gồm những loại vật liệu sau:
a) Xi măng
Xi măng là chất kết dính thủy lực, tồn tại ở dạng bột mịn màu đen xám. Là sản phẩm nghiền mịn của Clinker với những phụ gia khác theo tỷ lệ thích hợp. Khi được trộn với nước và cát, đá, nó sẽ thiết lập và cứng như đá ngay lập tức, bền, chịu đựng các tác động từ bên ngoài rất tốt như: mài mòn, thời tiết, chấn động,…
Xi măng đóng vai trò quan trọng trong công tác xây, trát, đổ bê tông. Tùy vào mục đích sử dụng mỗi công trình sẽ lựa chọn loại xi măng phù hợp.
Có thể chia xi măng thành 3 loại như sau:
- Xi măng dùng để trộn bê tông: nên sử dung xi măng có mác từ 40 trở lên. Loại này là loại có giá cao nhất.
- Xi măng đa dụng: sử dụng cho hầu hết các mục đích xây dựng từ trộn bê tông, xây, tô,… có mác từ 40 trở lên. Loại này sẽ có giá trung bình.
- Xi măng xây, tô: chỉ dùng cho mục đích xây tô, thường có mác 30 trở xuống. Loại này có giá thấp nhất.
b) Sắt thép xây dựng
Sắt thép được ví như “bộ xương sống” của cả công trình. Khi kết hợp với bê tông sẽ tạo nên những kết cấu bê tông cốt thép chịu lực cho cả công trình như móng, giằng móng, cột trụ và dầm giằng
Thông thường thép xây dựng được chia ra làm 2 loại đó là : Thép cuộn và thép cây.
- Thép cuộn: Được sản xuất với bề mặt trơn nhẵn hoặc có gân với dạng dây thép cuộn tròn. Đường kính phổ biến: 6.0mm, 6.5mm, 8.0mm, 10.0mm, 11.5mm. Thép cuộn dùng để dùng để gia công kéo dây, xây dựng nhà ở, hầm, cầu đường, xây dựng gia công,
- Thép cây: thép cây hay còn gọi là thép thanh. Thép cây gồm 2 loại là thép tròn trơn và thép tròn gân.
c) Cát xây dựng.
Tương tự như các loại vật liệu khác, cát xây dựng rất quan trọng đối với việc xây dựng một công trình. Có nhiều loại cát xây dựng khác nhau, mỗi loại sẽ thích hợp cho nhu cầu sử dụng khác nhau, vì vậy cần phân biệt rõ ràng giữa cát bê tông hạt to và cát mịn để đảm bảo bê tông đạt chất lượng tốt nhất.
Phân loại Cát xây dựng.
Cát xây dựng có thể chia thành các loại sau:
- Cát hạt lớn: dùng đổ bê tông.
- Cát hạt trung: xây tường và tô tường.
- Cát hạt mịn hoặc cát đen: chỉ dùng để san lấp nền móng.
d) Đá xây dựng
Đá xây dựng có tác dụng chính làm để rải nền hoặc kết hợp với xi măng, nước để tạo thành bê tông. Cũng giống như cát xây dựng, các loại đá trong xây dựng được sử dụng dựa trên từng mục đích khác nhau.
Một số loại đá xây dựng phổ biến hiện nay như:
– Đá 1 ×2
Đá 1×2 là loại đá có kích cỡ 10 x 28mm. Loại đá này thường dùng để đổ bê tông làm nhà cao tầng, đường quốc lộ, cầu cảng. Đặc biệt sử dụng phổ biến tại các nhà máy bê tông tươi hoặc bê tông nhựa nóng…
– Đá 2×4
Đá 2×4 là đá xây dựng kích thước 2x4cm. Loại đá này được dùng để đổ bê tông xây dựng nhà cao tầng, cầu cảng, đường cao tốc.
– Đá 4×6
Đá 4×6 Có kích cỡ từ 50 mm đến 70mm. Loại đá này dùng làm chân đế gạch lót sàn, gạch bông. Hay phụ gia cho công nghệ bê tông đúc ống cống . Thi công các công trình giao thông và phụ gia cho các loại VLXD khác.
e) Gạch xây dựng
Gạch là vật liệu rất quan trọng quyết định chất lượng ngôi nhà. Gạch đóng vai trò tạo thành tường bao che nắng, mưa cho ngôi nhà. Trên thị trường xây dựng hiện nay, có gạch đất nung và gạch không nung.
+ Gạch đất nung: Là loại gạch phổ biến nhất hiện nay với tỷ lệ sử dụng đến 80%.Thành phần chủ yếu của loại gạch này là đất sét được nung ở nhiệt độ cao.
+ Gạch không nung: Là loại vật liệu mới với thành phần chủ yếu là xi măng, mạt đá, phế thải công nghiệp. Không được nung ở nhiệt độ cao mà được ép định hình rồi rung ở tần suất cao. Tạo nên những viên gạch có độ cứng, chắc, độ bền cơ học cao.
Ngoài tính năng chính bao che cho công trình, gạch còn có tính năng khác như tính chống thấm nước, tính chống ẩm, tính cách âm và cách nhiệt.
f) Vật liệu lợp mái
Khi chọn mái che, bạn có thể tìm thấy nhiều loại vật liệu và kích thước khác nhau, mỗi loại có đặc điểm riêng, phù hợp với từng công trình nhất định. Hiện nay, tôn lợp mái là vật liệu lợp mái được nhiều người lựa chọn do giá thành rẻ, tính thẩm mỹ cao, trọng lượng nhẹ.
>> Các bạn xem thêm bảng giá tôn lợp
2.2 Nhóm vật liệu xây dựng kết cấu
Vật liệu kết cấu có thể hiểu là các loại vật liệu dùng để làm chất kết dính, tạo mối liên kết các vật liệu khác và tạo trạng thái cân bằng cho công trình xây dựng. Nhóm vật liệu kết dính bao gồm:
a) Vữa xây
Vữa xây là tên gọi của hỗn hợp của cát, nước và xi măng. … Tất cả các thành phần trong vữa được trộn đều với nhau theo tỉ lệ nhất định. Để đảm bảo tính cứng rắn, kết dính cần thiết.
Vữa có công dụng xây, trát, chống thấm… Vữa chịu nhiệt độ cao, vữa chịu độ mặn…
b) Bê tông
Bê tông là một hỗn hợp bao gồm những vật liệu khác nhau như đá, chất kết dính vô cơ như xi măng, thạch cao, vôi… và nước, có thể cho thêm một số cốt liệu khác như sỏi, đá, cát… trộn theo tỉ lệ nhất định để tạo ra một khối bê tông bền chắc, chắn chắn và đông cứng.
Tùy vào mục đích sử dụng, bê tông có thể được sử dụng cho:
- Bê tông cốt thép dùng tròng việc đổ móng, dầm nhà, sàn, cột…
- Bê tông thủy công dùng làm đập nước, phủ mái kênh, công trình dẫn nước…
- Bê tông nhẹ sử dụng để làm kết cấu mái che
2.3 Nhóm vật liệu xây dựng hoàn thiện
VLXD hoàn thiện là những vật liệu nằm trong khâu cuối cùng của công tác xây dựng, chúng giúp mang lại thẩm mỹ hoặc có những công dụng sinh hoạt cơ bản cho gia chủ.
a) Vật liệu xây dựng hoàn thiện tường, trần
Một số VLXD hoàn thiện tường trần như gạch ốp tường, sơn nước, trần nhựa, hệ thống điện nước, thiết bị vệ sinh, thiết bị phòng tắm…
b) Vật liệu lót sàn
Bao gồm các vật tư trang trí phần sàn như gạch lát nền.
c) Vật liệu trang trí nội – ngoại thất
2.4 Một số vật liệu khác
- Mút xốp cách nhiệt: là sản phẩm cũng được dùng để chống ồn, cách âm cho trần, vách nhà.
- Bông thủy tinh cách nhiệt: Bông thủy tinh là vật liệu cách được ưa chuộng ở những công trình lớn như các tòa nhà cao tầng, xưởng sản xuất và khu công nghiệp lớn do hiệu quả cách nhiệt cao.
3. Bảng báo giá vật liệu xây dựng mới nhất 2024
Giá vật liệu xây dựng hôm nay theo khảo sát giá xi măng PCB30 dao động từ 1.600.000 – 1.800.000 đồng/tấn, thép xây dựng dao động từ 14.200.000 – 14.700.000 đồng/tấn, cát xây dựng dao động từ 305.000 – 540.000 đồng/m3, gạch xây dựng dao động từ 1.300.000 – 1.600.000 đồng/m3, sắt hộp dao động từ 16.000 – 21.000 đồng/kg, ngói lợp dao động từ 160.000 – 260.000 đồng/m2
Bảng giá chi tiết mới nhất 2024
Loại vật liệu |
Đơn vị |
Giá (VNĐ) |
Xi măng PCB30 |
Bao |
1.600.000 – 1.700.000 |
Xi măng PCB40 |
Bao |
1.750.000 – 1.850.000 |
Thép cuộn phi 6 |
Kg |
16.000 – 17.000 |
Thép cuộn phi 8 |
Kg |
18.000 – 19.000 |
Thép cuộn phi 10 |
Kg |
20.000 – 21.000 |
Thép hộp vuông 60×60 |
Kg |
22.000 – 23.000 |
Thép hộp vuông 80×80 |
Kg |
24.000 – 25.000 |
Thép hộp vuông 100×100 |
Kg |
26.000 – 27.000 |
Cát xây dựng |
M3 |
120.000 – 150.000 |
Cát bê tông |
M3 |
130.000 – 160.000 |
Đá mi |
M3 |
190.000 – 220.000 |
Đá dăm 1×2 |
M3 |
200.000 – 230.000 |
Gạch xây dựng |
M3 |
1.200.000 – 1.500.000 |
Gạch ống 6 lỗ |
Viên |
1.000 – 1.200 |
Gạch thẻ 2 lỗ |
Viên |
950 – 1.150 |
Lưu ý: Báo giá vật liệu xây dựng luôn có sự biến động theo thị trường. Do đó, bảng giá ngói lợp trên chỉ mang tính chất tham khảo. Đơn giá sẽ phụ thuộc vào từng khu vực , đơn vị cung cấp và thời điểm mua.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả vật liệu xây dựng
- Đơn vị phân phối, cung cấp nguyên vật liệu xây dựng: Giá vật liệu xây dựng cũng sẽ có sự khác nhau giữa những công ty, cửa hàng sản xuất, cung cấp. Chẳng hạn như giá xi măng SCG khoảng 1.700.000đ/ tấn trong khi giá xi măng Sông Gianh là 1.680.000đ/ tấn.
- Kích thước và quy mô dự án: Dự án xây dựng lớn có khối lượng tiêu thụ vật liệu lớn, vì vậy mà khả năng đàm phán giá cũng sẽ tốt hơn.
- Khu vực cung cấp VLXD: Giá cả vật liệu cũng có sự biến động, chênh lệch giữa các khu vực, tỉnh thành. Hơn nữa, việc mua vật liệu từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nếu cách quá xa có thể làm tăng chi phí vận chuyển.
- Cung cầu: Sự phục hồi nhu cầu xây dựng sẽ tác động lớn đến giá vật liệu. Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở có xu hướng tắng sẽ làm cho nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng tăng, đẩy giá VLXD lên.